-
-
-
Phí vận chuyển: Tính khi thanh toánTổng tiền thanh toán:
-
Đăng bởi : Minh Hải Trần 13/05/2019
1.Không bật, tắt bếp nhiều lần
Trước khi nấu, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng các thức ăn cần nấu như rửa rau, vo gạo, thái thịt… rồi mới bật bếp để nấu liên tục cho đến khi kết thúc. Có như vậy, khi bật bếp gas lên, bạn mới có thể cho thức ăn vào nồi nấu một cách liên tục được, giúp tiết kiệm gas được một lượng đáng kể.
Bởi việc vặn, bật bếp nhiều lần sẽ làm gas thoát ra ngoài càng nhiều. Hơn nữa, việc tắt mở bếp nhiều sẽ làm giảm tuổi thọ của bếp.
2.Không để ngọn lửa ở mức quá to
Nhiều người nghĩ rằng, để lửa càng to thì việc đun nấu sẽ nấu càng nhanh chín, song thực tế hoàn toàn ngược lại. Trong khi nấu bạn hãy chú ý tới ngọn lửa, chỉ cần điều chỉnh sao cho ngọn lửa vừa với đáy nồi không bao trùm ra ngoài thành nồi, tránh để nhiệt thất thoát ra ngoài làm hao gas. Ngọn lửa quá lớn vừa tốn gas mà món ăn của bạn lại lâu chín bởi lượng nhiệt thay vì tập trung vào đáy nồi lại bị phân tán ra xung quanh.
Khi nấu lửa nhỏ, bạn chú ý chọn các loại xoong, nồi cỡ nhỏ. Ngược lại, khi nấu với loại xoong, nồi có đáy lớn, bạn nên mở lửa lớn để tránh hao gas.
Lửa vừa phải Lửa quá lớn
3.Khóa bình gas sau khi đun nấu
Theo nghiên cứu của các công ty sản xuất bếp gas, có 3 điểm chính có nguy cơ dẫn đến rò rỉ, thất thoát gas: van bình, van điều áp và dây dẫn. Nếu dùng van bình, van điều áp và dây dẫn loại tốt (hàng chính hãng) sẽ tránh được thất thoát gần 3kg/tháng so với loại có chất lượng kém.
Song, cách dùng tốt nhất vẫn là nên khóa bình gas sau khi dùng vừa tránh thất thoát gas vừa đảm bảo an toàn cho gia đình.
4.Thường xuyên vệ sinh bếp gas
Mỗi ngày sau khi nấu ăn xong, bạn nên chùi rửa bếp gas, để những cáu bẩn không đọng lại làm bít các lỗ khí (đường dẫn gas). Nếu không chùi rửa thường xuyên, lỗ khí sẽ dễ bị bít khiến một phần gas thất thoát ra ngoài, lâu ngày ngọn lửa sẽ nhỏ dần. Điều này giải thích vì sao những chiếc bếp gas mới mua về thường tiêu hao ít gas hơn bếp cũ.
Việc rửa bếp sạch sẽ sau khi nấu cũng là cách để chúng ta bảo vệ ngọn lửa không bị vàng, có hại cho xoong nồi khi nấu.
5.Đun vừa đủ nước
Khi đun nấu, bạn không cần đun quá nhiều nước trong 1 cái nồi to. Chỉ cần tưởng tượng lượng nước vừa đủ để ngấm vào thực phẩm và cho vào vừa đủ. Việc này cũng giúp giảm gas tiêu thụ và thời gian đun nấu lượng nước đó.
6.Rã đông thực phẩm hoàn toàn trước khi nấu
Việc này giúp tiết kiệm gas được một lượng đáng kể. Bởi nếu nấu trực tiếp thức ăn lấy từ ngăn đông lạnh cũng đồng nghĩa với việc phí phạm gas để làm tan lớp nước đá.
7.Tập trung khi nấu
Một số người có thói quen vừa nấu (đun nước, ninh cháo…) vừa làm việc khác. Và hấu hết đều quên cho tới khi nhớ ra thì một lượng gas đã tiêu hao uổng phí vì món ăn đã quá lửa, nước cạn, thậm chí cháy nồi. Việc này vừa gây tốn gas và vừa ảnh hưởng dinh dưỡng của món ăn.
8.Tận dụng nước ấm
Bạn nên tận dụng nước ấm trong bồn nước đặt trên mái nhà để nấu nước nóng. Như vậy, nước sẽ sôi nhanh hơn, tiết kiệm gas hơn.
9.Tận dụng xoong còn nóng nấu tiếp
Sau khi nấu xong một món, bạn có thể tráng xoong, tận dụng xoong vẫn còn nóng và nấu luôn món mới. Ví dụ khi luộc trứng xong, bạn có thể dùng xoong đó để luộc rau. Như vậy, bạn sẽ không bị mất một lượng gas đáng kể để làm nóng một chiếc xoong mới.
10.Không nấu cơm bằng bếp gas
Bạn không nên nấu cơm bằng bếp gas. Bởi nấu bếp ga cơm rất dễ bị cháy khét; còn nấu để lâu, lửa liu riu, rất mất công, mất thời gian, tốn tiền gas.
11.Mua bếp gas chất lượng, tiết kiệm gas
Việc này có thể giúp tiết kiệm đáng kể lượng gas tiêu thụ nếu hiệu suất đốt của bếp gas đạt mức 53% so với con số trung bình của nhiều loại bếp hiện nay là 49%.
Thậm chí, hiện có nhiều bếp gas có hiệu suất chỉ đạt 30% vẫn được lưu hành trên thị trường. Người mua quan sát bằng mắt thường cũng có thể phân biệt được bếp có chất lượng cao và bếp có chất lượng thấp.
Nếu ngọn lửa màu xanh dương cho biết hiệu suất đốt của bếp cao do lượng oxy cung cấp dồi dào, ít oxy hơn cho ngọn lửa màu xanh lá cây.
12.Chọn nồi phù hợp để đun nấu
Những chiếc nồi phù hợp sẽ giúp bạn tiết kiệm được một lượng gas đáng kể, bởi nồi dày thường phải tốn thêm thời gian đốt nóng lâu hơn. Các loại nồi nhôm, nồi inox đáy mỏng vừa… sẽ dễ hấp thụ nhiệt và giúp tiết kiệm gas khi nấu.
Khi chọn lựa nồi chảo, bạn cần cân nhắc đến các loại nồi có cỡ tối thiểu lớn hơn kích cỡ đầu đốt của bếp đang dùng. Nồi quá nhỏ thì lửa sẽ tràn qua khỏi thành nồi gây hao phí lớn.
13.Dùng vòng chắn gió
Dùng kiềng chắn gió để tiết kiệm gas |
Vòng chắn gió hay còn được gọi là kiềng tiết kiệm gas được làm bằng kim loại được dùng bao xung quanh vòng đánh lửa đang có bán rộng rãi tại các chợ và siêu thị với giá khoảng 50.000 đồng – 80.000 đồng.
Sản phẩm này sẽ giúp lượng nhiệt không bị tản khi đun, định hướng nhiệt đi thẳng lên đáy nồi. Lượng năng lượng có thể tiết kiệm được trong trường hợp này khoảng 20-30%.
14.Kiểm tra kỹ các nơi có khả năng rò rỉ, thất thoát gas
Bạn nên thường xuyên kiểm tra từ van điều áp, ống dẫn cao su hay ngay từ chính chiếc bếp gas đang dùng. Bởi những mối xì này, nếu tính lũy liên tục 24/24, nhiều ngày tháng thì hao phí sẽ cực kỳ khủng khiếp. Cách tốt nhất là đầu tư thay mới các bộ phận liên quan này còn hơn để tiền của bạn “vô hình” ngày qua ngày bay đi mất.
Adgoigas(Tổng hợp)
Téat